7 sai lầm khi treo băng rôn quảng cáo ngoài trời bạn nên biết

Thứ Năm, 31/05/2018, 10:17 GMT+7

Khi thi công treo băng rôn quảng cáo ngoài trời không khỏi gặp phải những vấn đề làm giảm đi tính hiệu quả của băng rôn, đó là vấn đề gì?

>> In băng rôn, khẩu hiệu treo mừng lễ Quốc khánh 2/9

Với băng rôn quảng cáo ngoài trời, băng rôn tuyên truyền - để được phép treo băng rôn tại địa điểm công cộng như các tuyến đường - bạn phải xin phép với cơ quan chức năng quản lý. Việc này đòi hỏi bạn phải đáp ứng đủ yêu cầu, thông tin đủ các yếu tố cần thiết để được cấp phép treo băng rôn trong thời gian nhất định.

Do đó, hãy đảm bảo bạn và đội thi công treo băng rôn quảng cáo của mình thực hiện theo đúng 7 lưu ý sau, tránh những lỗi không đáng có làm giảm đi hiệu quả của băng rôn quảng cáo, tuyên truyền của mình.

7 sai lầm khi treo băng rôn quảng cáo ngoài trời

1. Đúng thời gian đảm bảo hiệu quả của băng rôn

Treo băng rôn quảng cáo trước hết cần đúng thời gian để phát huy hết nhiệm vụ của mình. Đúng thời gian ở đây là khoảng thời gian bạn muốn băng rôn tiếp cận đến khách hàng tiềm năng của mình.

Đồng thời, bạn phải trừ thời gian in băng rôn, vận chuyển từ nhà in đến địa điểm treo băng rôn, thời gian mà toàn bộ băng rôn dự kiến được treo lên. Ví dụ, nếu bạn muốn vào thứ 2 đầu tuần, mọi người đi làm thấy được băng rôn quảng cáo của bạn, ít nhất thì chiều Chủ Nhật các băng rôn đều phải vào đúng vị trí của mình.

2. Đúng địa điểm treo băng rôn

Vị trí treo băng rôn đóng góp phần lớn vào phát huy tác dụng, truyệt đạt thông tin trên băng rôn đến nhiều người. Các địa điểm băng rôn được lựa chọn hàng đầu là:

  • Băng rôn khai trương: thường là dọc hai hướng tuyến đường hướng đến địa điểm đang có sự kiện khai trương
  • Băng rôn khai giảng chương trình học: các địa điểm gần với trường, trung tâm, đặc biệt là gần với các trường học trên địa bàn
  • Băng rôn chương trình khuyến mãi, sự kiện lớn của công ty, nhãn hàng: treo ở các vị trí đắc địa, đông dân cư, các tuyến đường lớn với lưu lượng xe cộ qua lại tấp nập

Dù treo ở nhiều vị trí thì đội thi công treo băng rôn cần đảm bảo băng rôn được treo có tầm nhìn tốt, đặt vị trí là người quan sát, khách hàng khi nhìn vào băng rôn, có bị cây cối, biển hiệu hay vật gì che khuất hay không, từ đó có điều chỉnh thích hợp cho băng rôn.

3. Đúng kích thước băng rôn

Băng rôn quảng cáo ngoài trời cũng như các loại băng rôn tuyên truyền, cổ động thường được thực hiện in ấn với hai hình dạng chính là: 

  • băng rôn dọc: Kích thước của băng rôn dọc từ 0,8 x 1,6 đến 0,8 x 2,4 (m)

Đặt in băng rôn dọc phù hợp cho các vị trí treo băng rôn như dọc cột điện, cột đèn đường, thân cây dọc các tuyến đường,...

  • băng rôn ngang: Kích thước băng rôn ngang thường là 8,0 x 10 (m)

Các loại băng rôn ngang thích hợp treo tại các cổng chào, giữa hai cây xanh, giữa cây xanh và cột điện,...

4. Đúng chất liệu in băng rôn ngoài trời

Lựa chọn chất liệu in hiflex hay in bạt để đặt in băng rôn quảng cáo ngoài trời là điều mà các công ty in ấn tư vấn cho bạn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào thời gian treo băng rôn mà bạn lựa chọn loại bạt hiflex dày hay mỏng để tối ưu hóa chi phí in ấn.

5. Đúng thủ tục pháp lý khi xin phép treo băng rôn

Nếu bạn chỉ treo băng rôn trước cửa hàng, địa điểm kinh doanh của mình thì không cần xin phép cơ quan chức năng; nhưng với các địa điểm công cộng, bạn cần phải xin phép cơ quan chức năng quản lý tại địa phương mình.

Luật Quảng Cáo có quy định về việc quản lý & các thủ tục xin phép treo băng rôn cụ thể: Xin giấy cấp phép, trình hồ sơ thông báo quảng cáo, trình tự thông báo sản phẩm trên quảng cáo, quy định về nội dung quảng cáo trên băng rôn quảng cáo ngoài trời.

>> Mẫu đơn xin giấy phép treo băng rôn

6. Kiểm tra lại các băng rôn đã được treo

Trong suốt thời gian treo băng rôn, đội thi công treo băng rôn vẫn cần kiểm tra lại băng rôn đã treo sau vài ngày,  đảm bảo băng rôn hiển thị tốt, không bị khuất tầm nhìn, không bị tuột dây (điều này rất nguy hiểm cho người đi đường).

7. Thực hiện tháo gỡ băng rôn đúng thời hạn

Trong đơn xin phép treo băng rôn của bạn với cơ quan chính quyền, luôn có thời gian cho việc treo băng rôn này, do đó, khi đến thời hạn kết thúc treo băng rôn, bạn cần gỡ xuống toàn bộ băng rôn đã được treo lên trước đó.

Theo khoản 4 Điều 27 Luật Quảng Cáo: Thời hạn treo băng rôn quảng cáo là 15 ngày, như vậy nếu như hết thời hạn 15 ngày thì công ty phải tháo gỡ băng rôn quảng cáo xuống, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Với hiệu quả phố biến thông tin quảng cáo nhanh chóng, rộng rãi - tăng nhận thức thương hiệu nhanh chóng, nếu sử dụng đúng cách thì hình thức quảng cáo truyền thống này vẫn mang đến cho bạn hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

>> Địa chỉ in băng rôn bóng đá tại TPHCM: giá rẻ, in nhanh, giao băng rôn tận nơi

Nguồn:http://khoahoctritue.com/so-huu-tri-tue/7-sai-lam-khi-treo-bang-ron-quang-cao-ngoai-troi-267.html

Tags: treo băng rôn, kinh nghiệm treo băng rôn, băng rôn quảng cáo
DVQuangCao.com / In ấn quảng cáo
Tags: treo băng rôn, kinh nghiệm treo băng rôn, băng rôn quảng cáo
DVQuangCao.com / In ấn quảng cáo